Hoa sen là biểu tượng cho sự thuần khiết trong ngày lễ Phật Đản

21-05-2015 | 2133

Vào các ngày lễ của Phật giáo, hoa sen được dâng cúng như 1 tục lệ. Hoa sen là biểu tượng của sự thuần khiết. Không những thế, hoa sen còn mang ý nghĩa tâm linh

Phật Đản - chữ Nho 佛誕 diễn ra vào ngày 15-4 Âm Lịch hằng năm. Lễ Phật Đản được tổ chức bởi cả 2 truyền thống Nam Tông & Bắc Tông. 

 

 

Ở một số quốc gia ngày này được cho phép nghỉ lễ như Thái Lan, Singapore, Indonesia, tại Việt Nam ngày này được công nhận vào năm 1958 & có cả diễu hành đường phố nhưng sau chiến tranh kết thúc không còn được công nhận là ngày lễ của quốc gia. Và hiện nay, ngày này vẫn được cử hàng hết sức long trọng với các hoạt động đa dạng như diễu hàng xe, rước xe hoa, văn nghệ mừng Phật Đản, các hoạt động từ thiện khác thu hút được nhiều người quan tâm cùng tham gia.

 

 

Vài câu thơ trích dẫn thừ "Tâm ca Phật đản" 

 

"Ngày Phật Đản, bao niềm vui, hạnh phúc

Nô nức đón chào, khắp thành-thị, non sông

Dòng thời gian, đến, đi nhưng vẫn còn ngày đó

Vẫn mênh mông, vẫn đẹp mãi trong lòng."

 

Vào các ngày lễ của Phật giáo, hoa sen được dâng cúng như 1 tục lệ. Hoa sen là biểu tượng của sự hoàn hảo và thuần khiết. Không những thế, hoa sen còn mang ý nghĩa tâm linh và tôn giáo. Hình ảnh hoa cắm bình sen đã trở thành một nét văn hóa Phật giáo, đặc biệt là với hình ảnh "liên hoa tọa" - tư thế ngồi trên tòa sen của Phật. Đây cũng là tư thế ngồi thiền định hoặc giảng kinh của các tu sĩ Phật giáo. 

 

Tượng phật ngồi lớn nhất

 

Thế ngồi này giúp cho con người có được sự an tịnh của thân và tâm, do đó hỗ trợ tích cực cho quá trình thiền định. Xuất phát từ ý nghĩa sâu xa trong tư tưởng Phật giáo, sen đã trở thành một loài hoa vừa gần gũi vừa thanh cao và được người phương Đông đặc biệt coi trọng.